Nhân khẩu CHXHCHVN

Bài chi tiết: Nhân khẩu Việt Nam

Dân số

Tỉ lệ tăng dân số Việt Nam giai đoạn 1980 – 2014.[cần dẫn nguồn]

Tổng số dân của Việt Nam vào thời điểm 0h ngày 01/4/2019 là 96.208.984 người, trong đó dân số nam là 47.881.061 người (chiếm 49,8%) và dân số nữ là 48.327.923 người (chiếm 50,2%). Với kết quả này, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.[57]

Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm gần 86%, tập trung ở những miền châu thổđồng bằng ven biển. Các dân tộc thiểu số, trừ người Hoa, người Chămngười Khmer, phần lớn tập trung ở các vùng miền núi và cao nguyên. Trong số này, đông dân nhất là các dân tộc Tày, Thái, Mường,... người Ơ Đu có số dân ít nhất. Có các dân tộc mới di cư vào Việt Nam vài trăm năm trở lại đây như người Hoa. Người Hoangười Ngái là hai dân tộc duy nhất có dân số giảm giai đoạn 1999 – 2009.

Theo điều tra của Tổng cục thống kê thì vùng đông dân nhất Việt Nam là đồng bằng sông Hồng với khoảng 22,5 triệu người, kế tiếp là bắc Trung bộduyên hải nam Trung bộ với khoảng 20,1 triệu người, thứ ba là Đông Nam bộ với 17,8 triệu người, thứ tư là đồng bằng sông Cửu Long với khoảng 17,2 triệu người. Vùng ít dân nhất là Tây Nguyên với khoảng 5,8 triệu người. Theo điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ (IPS) 2019 thì 34,4% dân số Việt Nam đang sinh sống tại thành thị và 65,6% cư trú ở nông thôn.[58] Về tỉ số giới tính trung bình vào năm 2019 là 99,1 nam/100 nữ. Theo nhận xét của tờ The Economist, mức độ giảm dân số do sinh suất tụt giảm tạo ra viễn cảnh lão hóa ở Việt Nam với tỉ lệ người cao niên hơn 60 tuổi dự đoán sẽ tăng từ 12% (2018) lên 21% (2040). Đỉnh dân số lao động của Việt Nam là vào năm 2013, sau đó sẽ giảm dần. Tỉ lệ trẻ/già được cho là gây chao đảo về tài chính để cung cấp dịch vụ y tế và cấp dưỡng khi 90% người cao niên không có khoản tiết kiệm nào cả khi ngân sách nhà nước chỉ phụ cấp cho người hơn 80 tuổi với bình quân vài USD/tuần.[59][60]

Ngôn ngữ

Chữ "tĩnh" trong thư pháp chữ Quốc ngữ.
Xem thêm: Tiếng Việt

Ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam là tiếng Việt, thuộc Ngữ hệ Nam Á, là ngôn ngữ của người Kinh và được nói bởi phần lớn dân số. Trong lịch sử ban đầu của nó, văn tự tiếng Việt sử dụng chữ Hán, sau này xuất hiện thêm chữ Nôm dựa trên chất liệu chữ Hán hình thành từ khoảng thế kỷ 7 tới thế kỷ 13.[61][62][63] Tác phẩm văn học Truyện Kiều (tên gốc Đoạn trường tân thanh) do đại thi hào Nguyễn Du sáng tác được viết bằng chữ Nôm.[64] Chữ Quốc ngữ, hệ chữ dùng ký tự Latinh để viết tiếng Việt, được phát triển vào thế kỷ 17 bởi các nhà truyền giáo Dòng Tên như Francisco de PinaAlexandre de Rhodes dựa trên các bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ Rôman, đặc biệt là bảng chữ cái Bồ Đào Nha, sau này được sử dụng rộng rãi thông qua các định chế và phong trào Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc.[61][65] Các nhóm thiểu số ở Việt Nam nói nhiều ngôn ngữ, bao gồm: tiếng Tày, tiếng Mường, tiếng Chăm, tiếng Khmer, tiếng Hán, tiếng Nùngtiếng H'Mông. Người Thượng thường sống ở Tây Nguyên cũng nói một số ngôn ngữ riêng biệt, một số ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Đảo và những ngôn ngữ khác ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo.[66] Trong những năm gần đây, một số ngôn ngữ ký hiệu đã được phát triển tại các thành phố lớn.

Tiếng Pháp, một di sản của chế độ thuộc địa, được nhiều người Việt Nam có học là ngôn ngữ thứ hai, đặc biệt là trong thế hệ cũ và những người được giáo dục ở miền Nam, nơi đây là ngôn ngữ chính hành chính, giáo dục một thương mại. Việt Nam vẫn là thành viên của Cộng đồng Pháp ngữ (La Francophonie) và giáo dục đã làm hồi sinh một số mối quan tâm đến ngôn ngữ.[67] Tiếng Nga, và ở mức độ thấp hơn là tiếng Đức, tiếng Séctiếng Ba Lan được biết đến trong một số người miền Bắc có quan hệ với Khối Đông Âu trong Chiến tranh Lạnh.[68] Với mối quan hệ được cải thiện với các nước phương Tây và những cải cách gần đây trong quản trị Việt Nam, tiếng Anh ngày càng được sử dụng như ngôn ngữ thứ hai và việc học tiếng Anh giờ đây bắt buộc hầu hết các trường học bên cạnh hoặc thay thế cho tiếng Pháp.[69][70] Sự phổ biến của tiếng Nhậttiếng Triều Tiên cũng gia tăng lên khi mối quan hệ của đất nước này với các quốc gia Đông Á khác được tăng cường.[71][72][73]

Tôn giáo

Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh.

Tôn giáo tại Việt Nam (2014)[74]

  Phật giáo (12.2%)
  Công giáo (6.9%)
  Cao Đài (4.8%)
  Tin Lành (1.5%)
  Hòa Hảo (1.4%)
  Khác (0.1%)

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáotín ngưỡng. Cộng đồng các dân tộc có tín ngưỡng dân gian riêng. Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu Tây lịch cùng với Nho giáoĐạo giáo. Được gọi chung là tam giáo, ba tôn giáo có ảnh hưởng nhiều tới văn hóa Việt Nam. Phật giáo Việt Nam đa số thuộc Đại thừa và từng có vị thế như quốc giáo thời Nhà LýNhà Trần. Một số tư tưởng Nho giáo cho tới nay vẫn giữ vai trò quan trọng trong trật tự xã hội Việt Nam. Công giáo được truyền vào từ thế kỷ 16; nền tảng của Công giáo Việt Nam được xây dựng bởi các nhà truyền giáo Dòng Tên dưới quy chế bảo trợ Bồ Đào Nha.[75] Tin Lành được chính thức truyền vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 bởi Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp. Hindu giáo và sau này Hồi giáo được truyền vào Chăm Pa, Nam Trung Bộ từ Ấn Độ và Quần đảo Mã Lai. Bên cạnh các tôn giáo thế giới, Việt Nam còn có một số tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đàiđạo Hòa Hảo. Ngoài ra, có một lượng dân số của Việt Nam là không tôn giáo.

Tội phạm và tệ nạn

Việt Nam có tỷ lệ tội phạm ở mức thấp so với các nước cùng trình độ phát triển và thấp hơn một số quốc gia phát triển.[76] Các băng nhóm tội phạm có tổ chức như Năm Cam, Khánh Trắng ít hơn và độ tinh vi không sánh được với Mafia quốc tế.

Việt Nam là địa điểm những tội phạm trong và ngoài nước lộng hành như các đầu dây mại dâm, ma túy.[77] Việt Nam chịu ảnh hưởng từ những địa danh buôn bán ma túy như Tam giác vàng và Trăng lưỡi liềm vàng. Theo một số quan chức nhận xét thì các hoạt động buôn bán ma túy càng ngày càng tinh vi và phức tạp.[77] Việt Nam tham gia các hội nghị quốc tế bàn thảo vấn đề trên như "Hội nghị quốc tế phòng, chống ma túy, khu vực nhóm công tác Viễn Đông" do mình chủ trì với sự hợp tác của 19 nước lân cận. Năm 2012, cả nước có ước tính khoảng 170 nghìn người nghiện ma túy.[77] Các tệ nạn khác cờ bạc, cá độ, sử dụng và buôn bán ma túy, mại dâm... Theo sự phát triển của kinh tế – xã hội, tội phạm có xu hướng tăng. Các tệ nạn liên quan đến cá độ trong hoạt động thể thao rơi phần nhiều nằm ở môn bóng đá.[78] Một loại hình tội phạm khác đó là tham nhũng với một số vụ án như PMU 18, Vinashin. Việt Nam hiện vẫn duy trì án tử hình.

Giáo dục

Bài chi tiết: Giáo dục Việt Nam

Tỷ lệ ngân sách nhà nước dành cho giáo dục tăng từ 10,89% năm 2005 tăng lên đến 12,05% năm 2010 và 16,85% năm 2012.[79]

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trực thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM.

Ở Việt Nam có 5 cấp học: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại họcsau đại học. Các trường đại học chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn là Hà NộiTP. Hồ Chí Minh. Theo kết quả đánh giá học sinh quốc tế (PISA) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) được công bố năm 2013, điểm trung bình môn Khoa học của học sinh Việt Nam ở độ tuổi 15 năm 2012 đứng thứ 8 thế giới.[80] Có ý kiến cho rằng kết quả này không phản ánh đúng chất lượng giáo dục Việt Nam vì các trường phổ thông theo chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng cho kỳ thi PISA từ trước.[81][82]

Với bậc đại học, Việt Nam có tổng 376 trường cao đẳng, đại học trên cả nước, trong đó Bộ Giáo dục trực tiếp quản lý 54 trường. Ba cơ sở đại học lớn nhất quốc gia gồm Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Năm 1988, Bộ Đại học ra Quyết định cho phép thành lập Trung tâm Đại học dân lập Thăng Long, trường đại học dân lập đầu tiên tại Việt Nam và đến năm 2017, toàn Việt Nam có 84 trường dân lập, tư thục.[83] Tổng số sinh viên bậc đại học đến năm học 2016–2017 là 1.767.879 người.[84]

Y tế

Bài chi tiết: Ngành dược Việt Nam
Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.

Về cơ sở hạ tầng, tính đến năm 2010, toàn Việt Nam có 1.030 bệnh viện, 44 khu điều dưỡng phục hồi chức năng, 622 phòng khám đa khoa khu vực;[85] với khoảng 246.300 giường bệnh.[86] Bên cạnh các cơ sở y tế nhà nước đã bắt đầu hình thành một hệ thống y tế tư nhân bao gồm 19.895 cơ sở hành nghề y, 14.048 cơ sở hành nghề dược, 7.015 cơ sở hành nghề y học cổ truyền, 5 bệnh viện tư có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện nhà nước.[87] Mạng lưới y tế cơ sở của Việt Nam hiện nay đã có 80% số thôn bản có nhân viên y tế hoạt động, 100% số trạm y tế trong đó gần 2/3 xã đạt chuẩn quốc gia.[88]

Về nhân lực trong ngành, Việt Nam hiện có hệ thống các trường đại học y, dược phân bổ trên cả nước. Mỗi năm có hàng nghìn bác sĩdược sĩ đại học tốt nghiệp ra trường. Ngoài ra còn có hệ thống các trường đào tạo kỹ thuật viên trung học y, dược, nha tại các địa phương. Hiện nay số lượng cán bộ nhân viên ngành y tế đã có 250.000 người, trong đó có 47.000 người có trình độ đại học các loại.[87]

Ngành Y tế hiện tại của Việt Nam đang được nhiều tổ chức quốc tế tài trợ vốn ODA và vốn NGO, tính đến năm 2010, Bộ Y tế Việt Nam đang quản lý 62 dự án ODA và trên 100 dự án NGO với tổng kinh phí hơn 1 tỷ USD, các dự án được phân bố ở đều khắp các vùng miền.[89] Những năm gần đây, y tế Việt Nam được đánh giá là tham nhũng ở nhiều cấp độ, được tìm thấy trong cả ba lĩnh vực quản lý nhà nước, dịch vụ tại cơ sở y tế và quản lý bảo hiểm y tế.[90]